Đoạn giới thiệu: “Những sản phẩm gốm cổ của người Pa Cô ở vùng cao A Lưới đã được phục hồi bởi các nghệ nhân sau nhiều năm thất truyền. Nhờ tìm ra loại đất sét tốt, những sản phẩm gốm Noq đã được tái tạo lại. Một lớp tập huấn làm gốm Noq đã được tổ chức để truyền lại nghề làm gốm truyền thống và giúp phát triển du lịch ở huyện A Lưới.”
Những sản phẩm gốm cổ được phục hồi bởi các nghệ nhân ở vùng cao A Lưới
Tại xã Trung Sơn (A Lưới), bên bếp lửa hồng, tôi được già làng Hồ Văn Hạnh kể lại một điển tích đã từng được lưu truyền về nghề gốm Noq. Ngày xưa, những đồ vật dụng hàng ngày của người đồng bào Pa Cô được làm bằng gốm. Do loại đất sét mà người dân lúc bấy giờ sử dụng bị lẫn nhiều tạp chất, nên đồ làm từ gốm không bền và dễ bị hư hại.
Lúc bấy giờ, một người phụ nữ trong làng đã quyết tâm đi khắp các vùng núi để tìm được loại đất tốt, không lẫn tạp chất. Bà đã đi rất lâu, để rồi đến được vùng đất mà ngày nay thuộc xã Hồng Thủy thì bắt gặp một ngọn đồi được bồi đắp nên từ đất sét. Đất ở nơi đây rất đặc, không lẫn tạp chất, hoàn hảo để chế tác nên những đồ dùng gốm. Bà lấy đất về thử làm và nhận ra những sản phẩm gốm làm từ loại đất này đẹp và bền chắc hơn trước rất nhiều. Bà bèn thuyết phục người làng chuyển về vị trí ngọn đồi để sinh sống, thuận lợi cho việc chế tạo những đồ dùng bằng gốm.
Tuy vậy, khi người dân đóng cọc gỗ xuống vùng đất sét để xây nhà thì kỳ lạ thay, sau một đêm, đất sét đã đùn những chiếc cọc khỏi nền đất. Cho rằng nơi đây chính là “đất thánh”, bà cùng buôn làng đã làm lễ cúng, cảm tạ những vị thần núi ban cho nguồn đất tốt để làm nên những đồ dùng sinh hoạt cho người dân. Từ đó về sau, nghề gốm Noq của người Pa Cô dần trở nên phổ biến và được những tộc người khác học hỏi. Từng rất phát triển khi khắp các thôn, bản ở A Lưới đều dùng đồ gốm Noq, nhưng nghề gốm Noq tại huyện A Lưới đã trải qua hơn nửa thế kỷ thất truyền.
Mục tiêu của chúng tôi là có thể hồi sinh được nghề truyền thống gốm Noq tại huyện A Lưới cũng như giúp người dân phát huy nghề truyền thống này nhằm sản xuất được những sản phẩm phục vụ du lịch – bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới chia sẻ.
Nguồn thông tin được tham khảo từ: baothuathienhue
Nội dung được biên tập, sáng tạo thêm bởi: thuathienhue_org