Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Công an Nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

Theo Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, mục đích xây dựng Dự án Luật là nhằm thể chế hóa quan điểm chỉ đạo: “Xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bảo đảm lực lượng Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý của Chính phủ, sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an, dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân có bố cụcgồm 02 điều về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và hiệu lực thi hành. Về nội dung cơ bản của dự án Luật, Tờ trình nêu rõ, sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 22 theo hướng: Quy định sĩ quan Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng phải còn ít nhất đủ 03 năm công tác. Trường hợp không đủ 03 năm công tác do Chủ tịch nước quyết định.

Đồng thời, bổ sung khoản 1 Điều 23 theo hướng: Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an nhân dân có thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được trong chiến đấu và công tác. Việc bổ sung nội dung này nhằm xác định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được trong chiến đấu và công tác để làm căn cứ đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn.

Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định cụ thể về 6 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng trong Công an nhân dân; bổ sung quy định và tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân công an; giao Chính phủ quy định chế độ, chính sách của công nhân công an.

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Công an nhân dân với những lý do như đã nêu trong các Tờ trình của Chính phủ nhằm thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, về xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới…

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho rằng, đến nay đã đủ điều kiện chín muồi để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng. Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật và hồ sơ dự án Luật bảo đảm các yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để quyết định bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật này. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị rà soát các nội dung ủy quyền quy định chi tiết để bổ sung vào dự thảo văn bản gửi kèm theo cho đầy đủ…

Bên cạnh đó, các chính sách nêu tại Tờ trình số 47/TTr-CP và các quy định trong dự thảo Luật là phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013, cơ bản bảo đảm tính khả thi, bảo đảm tính tương quan về độ tuổi lao động theo quy định trong Bộ luật Lao động. Các nội dung điều chỉnh của dự thảo Luật cơ bản bảo đảm phù hợp với mục tiêu, quan điểm xây dựng Luật, thể chế đường lối, chính sách của Đảng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng quy định của Luật Công an nhân dân để sửa đổi ngay trong Luật này, tránh việc phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu rõ, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tán thành đề xuất của Chính phủ và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2023 để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) theo trình tự tại một kỳ họp Quốc hội. Nếu được bổ sung vào Chương trình, Ủy ban Quốc phòng và An ninh sẽ tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra chính thức dự án Luật này theo quy định để kịp thời trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Cùng quan điểm, thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Công an nhân dân, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam nhấn mạnh, việc sửa đổi các quy định trong lĩnh vực công an hay quốc phòng dù sửa đổi, bổ sung như thế nào cũng cần đảm bảo sự ổn định và đủ sức bảo vệ Tổ quốc…

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, hiện nay Bộ Quốc phòng đang tổng kết Luật sĩ quan. Sau đó sẽ tiếp thu và tiến hành điều chỉnh điều chỉnh luật. Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, việc xây dựng, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Công an nhân dân đi trước sẽ là điều kiện để Bộ Quốc phòng học hỏi, rút kinh nghiệm cho mình trong thời gian tới.

Theoquochoi.vn

About Huế

Bài viết được đăng từ nguồn: Báo Thừa Thiên Huế online

Check Also

Phá chuyên án mua bán trái phép chất ma túy

Công an làm việc với đối tượng Qua công tác nghiệp vụ, Đội Cảnh điều …