Phát triển du lịch là chương trình trọng điểm

A Lưới – điểm du lịch sinh thái và văn hóa cộng đồng của dân tộc thiểu số, nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm zèng. Huyện sở hữu hệ thống du lịch đa dạng, được đầu tư phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách. Đồng thời, A Lưới cũng đặt mục tiêu nâng cấp hạ tầng giao thông để thu hút thêm đầu tư và phát triển du lịch trong thời gian tới.


Nghề dệt thổ cẩm zèng của dân tộc Tà Ôi tại A Lưới là một trong 2 Di sản văn hóa cấp Quốc gia. A Lưới được đánh giá có nhiều tiềm năng, là mảnh đất căn cứ địa cách mạng với hệ thống 72 điểm di tích lịch sử. Trong đó, có 12 điểm được cấp Trung ương, tỉnh công nhận và điểm nhấn là đường Hồ Chí Minh huyền thoại được xem là Di tích cấp Quốc gia Đặc biệt.

A Lưới có hệ thống sinh thái suối thác dày đặc, đẹp và vẫn còn hoang sơ. Khí hậu ở đây mát mẻ, trong lành, được ví như “cỗ máy điều hòa” khổng lồ và được ca ngợi là một trong 7 thung lũng đẹp nhất Việt Nam. Đặc biệt, truyền thống văn hóa mang đặc trưng riêng của các dân tộc thiểu số như Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy, Vân Kiều chính là tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch lịch sử cách mạng và du lịch văn hóa cộng đồng các dân tộc.

A Lưới đã, đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch lịch sử cách mạng, du lịch văn hóa cộng đồng. Đồng thời, đang có mô hình du lịch trải nghiệm mới đó là du lịch trecking, tour sinh tồn trong rừng nguyên sinh. Hiện huyện A Lưới có 5 làng văn hóa du lịch cộng đồng, 24 điểm du lịch đang khai thác phát triển khá tốt, 33 cơ sở lưu trú (trong đó 24 homestay, 9 nhà nghỉ) với công suất tối đa hơn 800 khách/thời điểm.

Nguồn thông tin được tham khảo từ: baothuathienhue
Nội dung được biên tập, sáng tạo thêm bởi: thuathienhue_org

About Nhóm biên tập Thừa Thiên Huế

Check Also

Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

Làng nghề hương trầm Thủy Xuân, Huế, là điểm mua sắm hàng lưu niệm, du …