Đình làng Thế Chí Đông, được công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh, là biểu tượng văn hóa của vùng đất. Với nguồn gốc từ thế kỷ XVI, đình là nơi gắn kết cộng đồng, phản ánh nền văn hóa và lịch sử Việt Nam, và có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu quê hương.
Đình làng Thế Chí Đông được công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh, là biểu tượng văn hóa của vùng đất. Theo sách Ô châu cận lục của Dương Văn An, làng Thế Chí (Thế Chí Đông và Thế Chí Tây) được liệt kê trong danh sách 53 xã thuộc huyện Đan Điền, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. Trong tác phẩm Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Thế Chí – Đông – Tây thuộc tổng Phú Ốc, huyện Quảng Điền, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. Nguồn gốc cư dân làng Thế Chí Đông từ vùng Thanh Hóa, Nghệ An đến đây định cư vào khoảng giữa thế kỷ thứ XVI. Đến khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hóa, làng Thế Chí Đông trở thành vùng đất giàu truyền thống văn hóa, người dân hiền hòa, yêu lao động, trọng lễ nghĩa và đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Ngay từ khi lập làng, những cư dân đầu tiên đã ra sức giữ gìn và phát huy những vốn văn hóa mang theo từ quê cũ, kết hợp với kế thừa những tinh hoa văn hóa bản địa để sớm tạo lập cho mình lối sống đẹp, nề nếp gia phong trên vùng đất mới.
Nguồn thông tin được tham khảo từ: baothuathienhue
Nội dung được biên tập, sáng tạo thêm bởi: thuathienhue_org