Nghiên cứu khoa học và thực tiễn di thực cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh

Đại diện đơn vị chủ trì thực hiện thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học tại hội nghị

Đề tài sẽ nghiên cứu nhằm xác định được thực trạng điều kiện đất đai, lập địa phù hợp với điều kiện sinh thái cây sâm Ngọc Linh di thực và phát triển trên địa bàn. Cụ thể, đề tài sẽ tập trung đánh giá chất lượng đất đai và khả năng thích nghi của cây sâm Ngọc Linh trên các dạng lập địa khác nhau tại Bạch Mã (Phú Lộc), Nam Đông và A Lưới. Qua đó, nhằm mở rộng, phát triển thành các vùng trồng mới trên địa bàn, hình thành các vùng sản xuất sâm hàng hoá, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái.

Thời gian thực hiện đề tài là 36 tháng (từ 2022-2025), trong đó sẽ có xây dựng mô hình trồng sâm Ngọc Linh với 2 loại giống: nuôi cấy mô và nhân từ hạt; trồng mô phỏng theo tự nhiên dưới tán rừng tự nhiên tại Bạch Mã và A Lưới trên diện tích 500 m2/mô hình.

Theo đánh giá của ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN, việc thực hiện đề tài này rất cần thiết và cấp bách, góp phần mang đến cho đồng bào vùng núi của tỉnh một sản phẩm quý và nhằm khẳng định được vai trò, ý nghĩa một sản phẩm quốc gia được mệnh danh là “quốc bảo”. Đây cũng là đề tài phù hợp với chiến lược phát triển các vùng dược liệu thành sản phẩm hàng hoá của tỉnh và đề án “Xây dựng chính sách về phát triển cây sâm Ngọc Linh phù hợp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” của Chính phủ.

Tin, ảnh:HOÀI THƯƠNG

About Huế

Bài viết được đăng từ nguồn: Báo Thừa Thiên Huế online

Check Also

CEO Central Pharmacy: “Chinh phục khách hàng khó tính từ những chi tiết nhỏ nhất”

Đại dịch COVID-19 không chỉ để lại những hậu quả nặng nề cho ngành y …