Một phụ nữ bị lừa 1,3 tỷ đồng

Hình ảnh một số loại giấy tờ giả mạo mà đối tượng thường gửi cho các bị hại để lừa đảo

Trước đó, bà P. (tên bị hại được thay đổi – SN 1964, ở phường An Cựu (TP. Huế) sử dụng số điện thoại 091450xxxx nhận được điện thoại từ các số điện thoại: 0816391152, 0899720345, 0702179703 của một số người tự xưng là nhân viên ngân hàng, cán bộ công an của Bộ Công an.

Họ yêu cầu bà P. cung cấp thông tin cá nhân, số tiền đang gửi tại các ngân hàng. Đồng thời, thông báo với nội dung, bà P. liên quan đến vụ án ma túy và rửa tiền.

Không những thế, các đối tượng còn đe dọa, sẽ thi hành lệnh bắt làm bà P. lo sợ. Điều đáng nói, các đối tượng yêu cầu bà P. không được để lộ thông tin với người nhà và yêu cầu bà P. chuyển toàn bộ số tiền có để các đối tượng quản lý tránh việc tẩu tán.

Do hoang mang và tin lời các đối tượng, bà P. đã ra ngân hàng để rút tiền từ sổ tiết kiệm chuyển vào các tài khoản mà các đối tượng cung cấp.

Cụ thể, bà P. đã 9 lần chuyển vào 3 tài khoản ngân hàng khác nhau tổng số tiền là 1,3 tỷ đồng cho các đối tượng.

Sau khi chuyển tiền xong, các đối tượng gọi điện yêu cầu bà P. ở yên trong phòng, không được nói cho ai biết sự việc. Tuy nhiên, bà P. phát hiện ra mình bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên nên đến cơ quan công an trình báo.

Đây là một trong những thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao, dù đã được lực lượng công an cảnh báo nhiều lần, nhưng nhiều người vẫn bị mắc lừa.

Tin, ảnh: Anh Phong

About Huế

Bài viết được đăng từ nguồn: Báo Thừa Thiên Huế online

Check Also

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng khi người dân tái định cư Hương Sơ ổn định cuộc sống

Ngay sau đó, Thủ tướng cũng đã thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế …