Mong ước nhân văn qua lễ tế Xã Tắc

Lễ tế Xã Tắc thể hiện ước vọng nhân văn

Được ấn định tổ chức hàng năm, lễ tế Xã Tắc diễn ra trang trọng, thành kính.

Vào thời Nguyễn, lễ tế Xã Tắc là một trong những nghi lễ cung đình quan trọng xếp vào hàng “đại tự”, thể hiện khát vọng hòa hợp, chung sống với thiên nhiên. Diễn ra mỗi năm 2 lần vào mùa xuân và mùa thu dưới thời Nguyễn, đây là nghi lễ cúng thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc), cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân no ấm, thiên hạ thái bình.

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao, theo quy định, dưới thời vua Gia Long, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, vua “ngự giá” làm lễ tế đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này.

Từ thời vua Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc 2 lần trong một năm, vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Lễ tế được duy trì cho đến khi nhà Nguyễn cáo chung (1945).

Lễ tế Xã Tắc được tổ chức vào mùa xuân hàng năm, từ năm 2008 đến nay đã trở thành nghi thức thường niên, một hoạt động văn hóa giàu tính nhân văn và mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất Thần Kinh, với ý nghĩa cầu quốc thái dân an, mùa màng bội thu, Nhân dân no ấm.

Đàn Xã Tắc hiện thuộc địa phận phường Thuận Hòa, thành phố Huế, được xây đắp từ thời Gia Long 5 (1806).

Một số hình ảnh tại lễ tế Xã Tắc được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Lễ tế được tổ chức theo nghi thức cung đình
Lễ dâng rượu
Lễ truyền chúc (đọc chúc văn)
Đội khí nhạc biểu diễn suốt thời gian lễ tế diễn ra

Sau các nghi lễ, đông đảo người dân đến dâng hương tại đàn Xã Tắc

Tin, ảnh: MINH HIỀN

About Huế

Bài viết được đăng từ nguồn: Báo Thừa Thiên Huế online

Check Also

Thu về trên kinh thành Huế

Có ai từng cảm nhận cái se lạnh đầu thu trên những con phố cổ …