Lan tỏa hương vị tết Huế

Những món quà tặng đậm vị Huế

Tôi công tác ở Huế đã hơn 10 năm nay. Năm nào cũng vậy, thu xếp xong công việc ở cơ quan, tôi lại vội vả về quê để chuẩn bị cùng gia đình đón một năm mới sau một năm đi làm ăn xa.

Năm nay, khi về đến nhà tôi rất bất ngờ khi thấy một gói quà của ai đó tặng cho gia đình mình. Bất ngờ ở chỗ gói quà đó lại mang là một ý nghĩa truyền thống của mảnh đất Cố đô, nơi mà tôi sinh sống và làm việc lâu nay, nên khi nhìn vào gói quà tôi đã thấy cảm xúc và ấn tượng ngay…

Ngồi xuống bàn, tôi không dấu được sự tò mò của mình về sét quà đó liền quay sang hỏi mẹ: Ai tặng cho mình sét quà Huế này vậy?. Mẹ cười, nói con tài vậy, nhìn đã biết quà Huế rồi, không hổ danh là sống ở Huế lâu ngày. Chú Thắng ở Huế hồi trước học thạc sĩ với mẹ, chú ấy gửi ra tặng quà tết đó.

Tôi nhìn mẹ và nói chú ấy tinh tế thật mẹ ạ, rất biết cách chọn quà. Như tôi biết thì món quà này được thiết kế rất tỉ mĩ, tinh tế từng chi tiết, đặc biệt họa tiết được vẻ bằng tay, hình ảnh hoa sen mang ý nghĩa phong thủy vô cùng đặc biệt, tượng trưng cho sự thanh cao và tinh khiết.

Hoa sen này mà trang trí trong nhà thì sẽ khiến cho ngôi nhà trở nên ấm cúng, thanh tịnh và nhẹ nhàng hơn. Sét quà này nó đầy đủ các loại vật phẩm như bánh, kẹo, mứt, trà kết hợp mang đến cảm giác ấm áp và sung túc mẹ ạ. Đó là những cái đã mang đặc trưng văn hóa của Huế lan tỏa ra được các vùng miền.

Tôi đã từng nghe một số đồng nghiệp làm ở cơ quan rằng, để phục vụ cho nhu cầu tết và quà lưu niệm cho khách khi đến Huế, nhiều cơ sở làm quà tết đã bắt tay vào công việc sản xuất ngay từ đầu năm.

Những món quà tặng đặc trưng đi khắp nơi

Trao đổi với một chủ cơ sở sản xuất những gói quà tặng, chủ quán thông tin rằng, những ngày thường hay lễ tết đều có rất nhiều người đến đặt mua những sét quà tri ân, những sét quà lưu niệm để làm quà cho người thân ở xa cũng như đi chúc Tết. Sét quà của cơ sở không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, những bức tranh còn là hiện thân của nghệ thuật Pháp Lam hàng trăm năm tuổi, chứa biết bao ân tình ẩn sau, đó còn là gói trọn “Ân tình xứ Huế” thu nhỏ trong từng món quà, giản dị nhưng vô cùng tinh tế và trang nhã gửi trao đến tất cả sự chân thành.

Người chủ quán nói thêm, lâu nay câu chuyện quà lưu niệm khi đến Huế nhiều thì thật sự rất nhiều nhưng chưa thể hiện được đặc trưng và chưa thể trở thành một sản phẩm riêng biệt để họ nhớ đến Huế về sét quà lưu niệm.

Sau đại dịch COVID-19, mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, hàng hóa sản xuất bị tồn động, nhưng cần phải đánh giá cao một vài doanh nghiệp đã tìm được sự cầu kỳ, những sản phẩm lưu niệm mang tính đặc trưng như vậy, cần được hoan nghênh và mở rộng và các cơ quan chức năng cần có thêm những chính sách, giải pháp để mở rộng ra thêm được nhiều sản phẩm, nhiều đặc trưng. Đặc biệt là làm nghề, cần có mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm đạt quy chuẩn để dần tạo thành một đặc trưng và thu hút khách du lịch nhiều hơn.

Là một người sống ở Huế đã lâu tôi cảm nhận được ngày nay, những món quà mang đậm nét truyền thống ấy được lựa chọn nhiều hơn, với những ý nghĩa giúp người được tặng cảm nhận tình cảm, hoài niệm như nhắc nhở nhau một thời khốn khó. Vừa giúp giữ được nét văn hóa cổ truyền, lại rất hiện đại, tinh tế, hợp với xu hướng, càng làm cho tình cảm quá khứ được trân trọng . Tôi nghĩ những món quà đó mang lại vượt xa ý nghĩa của một món quà thuần túy.

Bài, ảnh: NGỌC AN

About Huế

Bài viết được đăng từ nguồn: Báo Thừa Thiên Huế online

Check Also

Long Nhật nặng tình với Huế

Ca sĩ Long Nhật, người con xứ Huế, sẽ tổ chức liveshow kỷ niệm 35 …