Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam

Kazimierz Kwiatkowski, biệt danh Kazik, là kiến trúc sư Ba Lan góp phần lớn trong bảo tồn di tích lịch sử ở Việt Nam, như Hội An, Mỹ Sơn, Hoàng thành Huế. Ông hy sinh cho sứ mệnh bảo tồn di sản văn hóa, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người Việt.


Tượng Kazik ở Hội An

Kazimierz Kwiatkowski (1944 – 1997) được biết đến ở Việt Nam với tên gọi thân mật Kazik. Ông là một kiến trúc sư, nhà bảo tồn người Ba Lan, có những nỗ lực, những đóng góp rất lớn trong bảo tồn các di tích lịch sử và khảo cổ thành phố Hội An (khi ấy còn là thị xã), thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Huế, góp phần đưa các di tích này được ghi danh vào danh mục Di sản thế giới của UNESCO.

Sứ mệnh bảo tồn di sản

Đầu thập niên 1980, ông được giao nhiệm vụ lãnh đạo sứ mệnh trùng tu các di tích tại Việt Nam. Ông cùng với các chuyên gia Việt Nam đã nghiên cứu, trùng tu các công trình thời trung cổ của nền văn hóa Chăm ở miền Trung. Sứ mệnh tập trung trước tiên vào những tháp thờ bằng gạch tại một thánh địa trên địa phận Amaravati của vương quốc Chămpa xưa. Một “vương quốc biến mất” mà lịch sử và văn hóa để lại không nhiều.

Trùng tu di tích Mỹ Sơn

Trong thời gian ở Mỹ Sơn, đã có tám người trong đoàn khảo cổ của kiến trúc sư Kazik thiệt mạng do bom đạn còn lại sau chiến tranh, do bệnh tật và cuộc sống kham khổ. Năm 1991, khi nguồn tài chính, vốn thiếu trước hụt sau, cho hoạt động khảo cổ của đoàn chuyên gia Ba Lan bị chấm dứt, Kazik đã tự đứng ra kêu gọi tạo quỹ cho hoạt động của mình tại Mỹ Sơn. Ngay vào thời điểm khó khăn nhất ông vẫn nói: “Tôi chịu đựng được hết thảy, miễn sao được sống vì những ngôi tháp”.

Đóng góp tại Hội An

Ông là người đầu tiên đã chú ý đến giá trị di sản đặc biệt của phố nhỏ Hội An nằm ngay cạnh cảng thị cổ Faifo của người Chăm. Ông đã thuyết phục được chính quyền quan tâm tới thành phố nhỏ này và không nên thay đổi diện mạo các ngôi nhà cổ. Ông đã nỗ lực vận động chính quyền địa phương tiến hành các biện pháp bảo tồn, trùng tu đô thị cổ Hội An, đồng thời giới thiệu nét riêng biệt của Hội An ra thế giới.

Công trình tại Hoàng thành Huế

Đầu năm 1995, Kazimierz được giao chủ trì công việc nghiên cứu, trùng tu các di tích Thế Miếu, Tả Vu của Hoàng thành Huế, dự án do Chính phủ Ba Lan tài trợ. Thời điểm đó, Chính phủ Ba Lan dành một triệu USD trong khoản xóa nợ cho Việt Nam vào việc trùng tu một số di tích ở Huế, theo đề nghị của Chính phủ ta. Kazik đã làm việc cật lực với mong muốn đây phải là một dự án mẫu mực nhất.

Nguồn thông tin được tham khảo từ: baothuathienhue
Nội dung được biên tập, sáng tạo thêm bởi: thuathienhue_org

About Nhóm biên tập Thừa Thiên Huế

Check Also

Long Nhật nặng tình với Huế

Ca sĩ Long Nhật, người con xứ Huế, sẽ tổ chức liveshow kỷ niệm 35 …