Người lao động làm việc tại Công ty CP Dệt may Huế
Theo đó, về tiền lương tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN thực hiện theo mức lương tối thiểu. Trong đó mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động (NLĐ) làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Mức lương tối thiểu vùng không bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản lương bổ sung theo quy định. Theo đó, vùng I là 4.680.000 đồng/tháng, vùng II là 4.160.000 đồng/tháng, vùng III là 3.640.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.
Người SDLĐ hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó; đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó; đơn vị hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho NLĐ so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trong đó có chế độ tiền lương trả cho NLĐ làm công việc hoặc chức danh qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật. Điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo quy định và báo cáo điều chỉnh tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐBNN cho cơ quan BHXH trước ngày 26/7/2022.
Cơ quan BHXH chỉ xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN và giải quyết các chế độ có liên quan sau khi đơn vị thực hiện lập hồ sơ điều chỉnh lương tối thiểu vùng đúng quy định nêu trên.
Tin, ảnh:Thanh Hương