Học chữ, kể chi tuổi tác

Học chữ giúp các chị thay đổi cuộc sống

Làm chủ cuộc đời

73 tuổi, mệ Phan Thị Lớn ở xã Phú Diên vẫn chăm chỉ đến với lớp xóa mù. Hỏi chuyện về sự học, mệ cười giòn tan. “Ngày xưa mệ có học lớp bình dân học vụ, nhưng cuộc sống khó khăn nên chuyện học đứt đoạn. Chừ cả nhà đều động viên mệ đi học. Chăm chỉ học ở lớp, về nhà có cháu bày thêm, nhờ rứa mà chừ mệ đọc thông, viết thạo”.

Sáu giờ ba mươi tối, lớp học chừng 15 người nhưng vắng hơn phần nửa, cô giáo vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Điện thoại liên tục reo, học trò xin phép cô đến muộn. Bên kia đầu dây, giọng rụt rè “Cô ạ, hôm nay chợ ế ẩm, em về tối quá giờ lại phải lo cơm nước cho chồng con nên xin cô cho em đến muộn”. Phần đông các chị đều đánh bắt cá ở đầm phá và buôn bán nhỏ để kiếm sống. Thêm 30 phút nữa, lớp học mới bắt đầu. Trong lớp học này, người lớn tuổi nhất trên 70 tuổi, bé nhất ở tuổi 15. Ai cũng quyết tâm học nhưng khổ nỗi nhiều chị bao nhiêu năm lênh đênh trên sóng nước, chưa khi nào làm quen với con chữ nên học rất chật vật. Họ đọc chữ được, chữ không, còn tay cầm bút thì cứ lóng nga, lóng ngóng.

Vẫn biết nhiều người muốn học chữ để làm chủ cuộc đời mình, nhưng những ngày đầu vận động họ đến lớp quả không dễ. Họ tính toán, so đo khi mình là lao động chính trong nhà, đi học thì lấy ai làm việc để trang trải cuộc sống. Thế nhưng, các chị biết sự bất tiện khi mỗi lần mua bán hay lên xã chỉ biết lăn tay. Họ không đọc được tên đường khi đi giao hàng, chẳng đọc được tin nhắn khi khách yêu cầu. Khi nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, họ muốn đi học để chuyển đổi nghề sang trồng trọt, chăn nuôi theo hướng gia trại nhưng khó tiếp cận thông tin khoa học do không đọc được tài liệu hướng dẫn. “Lúc đầu, thấy tôi đi học, nhiều người cũng nói vào, nói ra, học có kiếm được tiền không, cả đêm theo đuôi con cá mệt rồi, ngày tranh thủ ngủ, nghỉ cho khỏe. Nhưng tôi kiên quyết đi học cho bằng được”. Chị Trần Thị Thu, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Phú Diên cho biết.

Lớp học xóa mù được Hội LHPN xã Phú Diên thành lập từ năm 2018, đến nay có hơn 50 chị em biết chữ. Khó khăn lớn nhất không phải là cơ sở vật chất, mà là tâm lý tự ti của bà con ngư dân. Chị Nguyễn Thị Ly, học viên lớp xóa mù chữ ở Phú Diên, tâm sự: “Trước đây, tui ngại đi học lắm, lớn tuổi sợ học không vô. Kể từ khi Hội LHPN xã đến tận nhà động viên, hai vợ chồng đã cùng đi học. Học chữ khó thiệt, lắm lúc thầy giáo phải cầm tay tập viết, nhưng chúng tôi quyết không bỏ cuộc. Ra chợ buôn bán, tranh thủ rảnh là tui ngồi viết lại các chữ cái tối hôm trước học. Nhờ rứa mà sau một tháng, chúng tôi đã biết chữ”.

Học phải đi đôi với hành

Cái khó khi dạy chữ cho các chị là hay quên mặt chữ. Nhiều người học trước quên sau, học đến mấy lớp mà chẳng thể nào “hiểu hết” con chữ. Theo cô giáo Trần Thị Ánh Loan, giáo viên dạy lớp xóa mù chữ ở Phú Diên: Những ngày đi học, ai nấy đều tranh thủ làm xong việc sớm để đến lớp. Ngay cả những lúc dịch bệnh, họ cũng đề nghị học sớm vì sợ quên mặt chữ. Người nào có việc phải nghỉ, hôm sau lại lên thật sớm hỏi cô về bài học hôm trước để theo kịp mọi người.

Cũng theo cô Loan, áp lực của giáo viên chính là truyền đạt kiến thức cho học trò. Học viên là những người có kinh nghiệm, vốn sống, tuy nhiên, tiếp thu chậm, không quen về tư duy khái quát nên chậm tiến bộ. Sự nỗ lực của họ cũng ở chừng mực nhất định khi tự ti, mặc cảm về trình độ. Trong khi nội dung chương trình gần như vượt quá khả năng của họ. Thế nên, vừa đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình, học viên lại phải tiếp thu được lượng kiến thức là vấn đề đặt ra cho giáo viên.

“Gieo chữ” đã khó, giúp các chị “giữ chữ” lại càng gian nan. Nội dung học của lớp xóa mù chữ tương đương với chương trình học của bậc tiểu học. Các lớp xóa mù chữ được tổ chức trong 1 năm học (9 tháng). Người học chỉ có thể tiếp cận được một ít từ vựng cơ bản. Quan trọng là, học phải đi đôi với hành, học để tiếp thu kiến thức ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống. Thế nên, Hội LHPN xã Phú Diên khi tổ chức các lớp học xóa mù chữ đã phải chú ý sao cho phù hợp với tập quán văn hóa, sinh hoạt cũng như cách thức sản xuất của phụ nữ đầm phá.

Đổi mới phương pháp dạy chính là điều mà giáo viên cần làm để giữ “chân” học viên. Họ học cho “hôm nay”, nghĩa là phải vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. Học phải đi đôi với hành, học để tiếp thu kiến thức ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống. Vì thế, giáo viên dạy xóa mù chữ phải tìm phương pháp giảng dạy phù hợp để học viên dễ tiếp thu. Giáo viên phải là người biết cách truyền cảm hứng khi dạy về những vấn đề xã hội như kế hoạch hóa gia đình, phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Khi học làm phép tính, giáo viên nên vận dụng cách tính vào thực tiễn cuộc sống, thiết thực với chị em sẽ giúp họ dễ tiếp thu.

Lúc đầu, tôi sợ các chị không đủ kiên trì theo đuổi lớp học, vì hầu hết đều lớn tuổi nhưng thực tế ngược lại, ai cũng chịu khó đến lớp. Mỗi lần thấy các chị điểm dấu tay thay chữ ký để nhận chế độ tập huấn, hay cam kết khi vay vốn ngân hàng thấy thương vô cùng. Đó là lý do để chúng tôi kiên trì vận động các chị chịu khó học để biết đọc, biết viết, đồng thời, luôn tự động viên bản thân phải nỗ lực giúp các chị xóa mù chữ cho bằng được. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 100 phụ nữ chưa biết chữ nên Hội phụ nữ tiếp tục vận động chị em đến lớp, bà Bùi Thị Hồng Cẩm, Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Diên thông tin.

Chia tay Phú Diên khi đêm đã về khuya, chúng tôi còn nghe văng vẳng tiếng học bài sau những mẻ lưới, chuỗi lừ. Giọng họ sang sảng đánh vần nghe vừa vui, vừa buồn cười và thấy thương đến lạ. Thế mới biết, chuyện học đối với bà con các khu tái định cư hoặc cư dân vùng đầm phá Tam Giang không bao giờ là muộn.

Khi phiên chợ chiều tan, cũng là lúc nhiều phụ nữ ở xã Phú Diên (Phú Vang) lại rủ nhau đi học. Họ quyết tâm đi tìm con chữ, viết và ký được tên mình để không còn phải lăn tay, điểm chỉ…

Làm chủ cuộc đời

73 tuổi, mệ Phan Thị Lớn ở xã Phú Diên vẫn chăm chỉ đến với lớp xóa mù. Hỏi chuyện về sự học, mệ cười giòn tan. “Ngày xưa mệ có học lớp bình dân học vụ, nhưng cuộc sống khó khăn nên chuyện học đứt đoạn. Chừ cả nhà đều động viên mệ đi học. Chăm chỉ học ở lớp, về nhà có cháu bày thêm, nhờ rứa mà chừ mệ đọc thông, viết thạo”.

Sáu giờ ba mươi tối, lớp học chừng 15 người nhưng vắng hơn phần nửa, cô giáo vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Điện thoại liên tục reo, học trò xin phép cô đến muộn. Bên kia đầu dây, giọng rụt rè “Cô ạ, hôm nay chợ ế ẩm, em về tối quá giờ lại phải lo cơm nước cho chồng con nên xin cô cho em đến muộn”. Phần đông các chị đều đánh bắt cá ở đầm phá và buôn bán nhỏ để kiếm sống. Thêm 30 phút nữa, lớp học mới bắt đầu. Trong lớp học này, người lớn tuổi nhất trên 70 tuổi, bé nhất ở tuổi 15. Ai cũng quyết tâm học nhưng khổ nỗi nhiều chị bao nhiêu năm lênh đênh trên sóng nước, chưa khi nào làm quen với con chữ nên học rất chật vật. Họ đọc chữ được, chữ không, còn tay cầm bút thì cứ lóng nga, lóng ngóng.

Vẫn biết nhiều người muốn học chữ để làm chủ cuộc đời mình, nhưng những ngày đầu vận động họ đến lớp quả không dễ. Họ tính toán, so đo khi mình là lao động chính trong nhà, đi học thì lấy ai làm việc để trang trải cuộc sống. Thế nhưng, các chị biết sự bất tiện khi mỗi lần mua bán hay lên xã chỉ biết lăn tay. Họ không đọc được tên đường khi đi giao hàng, chẳng đọc được tin nhắn khi khách yêu cầu. Khi nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, họ muốn đi học để chuyển đổi nghề sang trồng trọt, chăn nuôi theo hướng gia trại nhưng khó tiếp cận thông tin khoa học do không đọc được tài liệu hướng dẫn. “Lúc đầu, thấy tôi đi học, nhiều người cũng nói vào, nói ra, học có kiếm được tiền không, cả đêm theo đuôi con cá mệt rồi, ngày tranh thủ ngủ, nghỉ cho khỏe. Nhưng tôi kiên quyết đi học cho bằng được”. Chị Trần Thị Thu, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Phú Diên cho biết.

Lớp học xóa mù được Hội LHPN xã Phú Diên thành lập từ năm 2018, đến nay có hơn 50 chị em biết chữ. Khó khăn lớn nhất không phải là cơ sở vật chất, mà là tâm lý tự ti của bà con ngư dân. Chị Nguyễn Thị Ly, học viên lớp xóa mù chữ ở Phú Diên, tâm sự: “Trước đây, tui ngại đi học lắm, lớn tuổi sợ học không vô. Kể từ khi Hội LHPN xã đến tận nhà động viên, hai vợ chồng đã cùng đi học. Học chữ khó thiệt, lắm lúc thầy giáo phải cầm tay tập viết, nhưng chúng tôi quyết không bỏ cuộc. Ra chợ buôn bán, tranh thủ rảnh là tui ngồi viết lại các chữ cái tối hôm trước học. Nhờ rứa mà sau một tháng, chúng tôi đã biết chữ”.

Học phải đi đôi với hành

Cái khó khi dạy chữ cho các chị là hay quên mặt chữ. Nhiều người học trước quên sau, học đến mấy lớp mà chẳng thể nào “hiểu hết” con chữ. Theo cô giáo Trần Thị Ánh Loan, giáo viên dạy lớp xóa mù chữ ở Phú Diên: Những ngày đi học, ai nấy đều tranh thủ làm xong việc sớm để đến lớp. Ngay cả những lúc dịch bệnh, họ cũng đề nghị học sớm vì sợ quên mặt chữ. Người nào có việc phải nghỉ, hôm sau lại lên thật sớm hỏi cô về bài học hôm trước để theo kịp mọi người.

Cũng theo cô Loan, áp lực của giáo viên chính là truyền đạt kiến thức cho học trò. Học viên là những người có kinh nghiệm, vốn sống, tuy nhiên, tiếp thu chậm, không quen về tư duy khái quát nên chậm tiến bộ. Sự nỗ lực của họ cũng ở chừng mực nhất định khi tự ti, mặc cảm về trình độ. Trong khi nội dung chương trình gần như vượt quá khả năng của họ. Thế nên, vừa đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình, học viên lại phải tiếp thu được lượng kiến thức là vấn đề đặt ra cho giáo viên.

“Gieo chữ” đã khó, giúp các chị “giữ chữ” lại càng gian nan. Nội dung học của lớp xóa mù chữ tương đương với chương trình học của bậc tiểu học. Các lớp xóa mù chữ được tổ chức trong 1 năm học (9 tháng). Người học chỉ có thể tiếp cận được một ít từ vựng cơ bản. Quan trọng là, học phải đi đôi với hành, học để tiếp thu kiến thức ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống. Thế nên, Hội LHPN xã Phú Diên khi tổ chức các lớp học xóa mù chữ đã phải chú ý sao cho phù hợp với tập quán văn hóa, sinh hoạt cũng như cách thức sản xuất của phụ nữ đầm phá.

Đổi mới phương pháp dạy chính là điều mà giáo viên cần làm để giữ “chân” học viên. Họ học cho “hôm nay”, nghĩa là phải vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. Học phải đi đôi với hành, học để tiếp thu kiến thức ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống. Vì thế, giáo viên dạy xóa mù chữ phải tìm phương pháp giảng dạy phù hợp để học viên dễ tiếp thu. Giáo viên phải là người biết cách truyền cảm hứng khi dạy về những vấn đề xã hội như kế hoạch hóa gia đình, phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Khi học làm phép tính, giáo viên nên vận dụng cách tính vào thực tiễn cuộc sống, thiết thực với chị em sẽ giúp họ dễ tiếp thu.

Lúc đầu, tôi sợ các chị không đủ kiên trì theo đuổi lớp học, vì hầu hết đều lớn tuổi nhưng thực tế ngược lại, ai cũng chịu khó đến lớp. Mỗi lần thấy các chị điểm dấu tay thay chữ ký để nhận chế độ tập huấn, hay cam kết khi vay vốn ngân hàng thấy thương vô cùng. Đó là lý do để chúng tôi kiên trì vận động các chị chịu khó học để biết đọc, biết viết, đồng thời, luôn tự động viên bản thân phải nỗ lực giúp các chị xóa mù chữ cho bằng được. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 100 phụ nữ chưa biết chữ nên Hội phụ nữ tiếp tục vận động chị em đến lớp, bà Bùi Thị Hồng Cẩm, Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Diên thông tin.

Chia tay Phú Diên khi đêm đã về khuya, chúng tôi còn nghe văng vẳng tiếng học bài sau những mẻ lưới, chuỗi lừ. Giọng họ sang sảng đánh vần nghe vừa vui, vừa buồn cười và thấy thương đến lạ. Thế mới biết, chuyện học đối với bà con các khu tái định cư hoặc cư dân vùng đầm phá Tam Giang không bao giờ là muộn.

Bài, ảnh: Huế Thu

About Huế

Bài viết được đăng từ nguồn: Báo Thừa Thiên Huế online

Check Also

Những gia đình “thắp lửa trái tim

Gia đình Huỳnh Thị Ngọc Trang và Trần Thị Nghĩa – Trần Thị Hiếu ở …